Khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức được thực hiện trong trường hợp nào?

Trả lời:

Nhằm làm rõ về khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, Điều 47 của Luật khiếu nại quy định: khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do vị trí của cán bộ, công chức có những điểm khác so với những chủ thể khiếu nại khác là công dân, người nước ngoài, cho nên trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cũng có những điểm khác so với việc giải quyết khiếu nại quyết định hành chính thông thường. Chẳng hạn như việc quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành. Trường hợp còn khiếu nại tiếp thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tiếp theo. Ở đây, việc khởi kiện ra toà án để xem xét việc kỷ luật có sự hạn chế so với khiếu nại quyết định hành chính khác và Luật khiếu nại chỉ quy định việc khởi kiện ra toà án sẽ được thực hiện trong trường hợp quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Các thủ tục liên quan
Các câu hỏi liên quan
Xem tất cả 45 câu hỏi liên quan