Thủ tục tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam

Xem chi tiết

Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tổ chức cán bộ) nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng trước ngày 31/3 hằng năm. Đối với cơ sở đào tạo nhận hồ sơ trước ngày 15/8 hằng năm.
+ Bước 2:
i) Đối với cá nhân đã và đang làm việc trong ngành Ngân hàng: Thủ trưởng các đơn vị nơi quản lý cá nhân (kể cả cá nhân đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác) lập tờ trình kèm hồ sơ các trường hợp đủ tiêu chuẩn, đúng đối tượng theo quy định gửi Vụ Tổ chức cán bộ.
ii) Đối với cá nhân ngoài ngành Ngân hàng: các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ do Văn phòng Ngân hàng Nhà nước đề nghị. Cá nhân thuộc các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; người nước ngoài đã, đang công tác tại Việt Nam, người Việt Nam công tác ở nước ngoài do Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có quan hệ công tác trực tiếp đề nghị. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cá nhân khác công tác tại địa phương có nhiều cống hiến cho ngành Ngân hàng do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố đề nghị. Trường hợp đặc biệt Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất, trình Thống đốc quyết định khen thưởng.
+ Bước 3: Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ, trình Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Ngân hàng cho ý kiến trước khi trình Thống đốc quyết định.
+ Bước 4: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định khen thưởng.

Cách thức thực hiện


Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp Không quy định + Trụ sở cơ quan hành chính.
Trực tuyến Không quy định + Trực tuyến
Dịch vụ bưu chính Không quy định
+ Qua dịch vụ bưu chính

Thành phần hồ sơ

Bao gồm
Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
+ Đối với cá nhân trong ngành Ngân hàng Bản chính: 1 - Bản sao: 0
(i) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách cá nhân đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 tại Thông tư số 25/2023/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2023); Mẫu số 02.docx Bản chính: 1 - Bản sao: 0
(ii) Bảng kê khai quá trình công tác của cá nhân. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô không gửi về Ngân hàng Nhà nước bảng kê khai quá trình công tác của cá nhân, đơn vị trình có trách nhiệm bảo quản và lưu trữ theo quy định (mẫu số 03 tại Thông tư số 25/2023/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2023); Mẫu số 03 bảng kê khai.docx Bản chính: 1 - Bản sao: 0
(iii) Danh sách kê khai của đơn vị (mẫu số 04 tại Thông tư số 25/2023/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2023). Mẫu số 04.docx Bản chính: 1 - Bản sao: 0
+ Đối với cá nhân ngoài ngành Ngân hàng và cá nhân là người nước ngoài: Bản chính: 1 - Bản sao: 0
(i) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách cá nhân đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 tại Thông tư số 25/2023/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2023); Mẫu số 02.docx Bản chính: 1 - Bản sao: 0
ii) Tóm tắt thành tích công lao đóng góp đối với sự nghiệp phát triển ngân hàng Việt Nam của cá nhân có xác nhận của đơn vị trình khen thưởng (mẫu số 05 tại Thông tư số 25/2023/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2023). Mẫu số 05 kỷ niệm chương.docx Bản chính: 1 - Bản sao: 0

Cơ quan thực hiện

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

+ Đối với cá nhân đã và đang công tác trong ngành Ngân hàng
i) Kỷ niệm chương để tặng cho cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trở lên (tính cho tổng thời gian dùng để xét tặng Kỷ niệm chương), có thời gian tham gia công tác trong ngành Ngân hàng đủ 20 năm đối với nam và đủ 15 năm đối với nữ;
ii) Cá nhân đương nhiên được tặng Kỷ niệm chương gồm: cán bộ Ngân hàng được công nhận là liệt sỹ; cán bộ tham gia Ban trù bị thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam; cán bộ ngân hàng tham gia chiến trường B từ năm 1968 về trước; cán bộ ngân hàng được Nhà nước tặng thưởng các danh hiệu: “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, Huân chương Độc lập các hạng, “Anh hùng Lao động” và các đồng chí là Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước;
iii) Cá nhân ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương gồm: cán bộ công tác trong ngành Ngân hàng từ ngày 06/5/1951 đến ngày 07/5/1954 và có thời gian công tác liên tục đủ 10 năm; cán bộ ngân hàng tham gia chiến trường B, C, K thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trước 30/4/1975 thì thời gian công tác được nhân hệ số 2 (một năm bằng 2 năm) khi xét tặng; cán bộ trước đây công tác trong ngành Ngân hàng được cử đi bộ đội, thanh niên xung phong, đi học hoặc điều động sang ngành khác sau đó tiếp tục về lại ngành Ngân hàng công tác thì thời gian đó vẫn được tính là thời gian công tác liên tục trong ngành Ngân hàng khi xét tặng.
+ Đối với cá nhân ngoài ngành Ngân hàng
Cá nhân ngoài ngành Ngân hàng được xem xét tặng Kỷ niệm chương đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
i) Có công lao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam;
ii) Có sáng kiến hoặc công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thiết thực cho hoạt động ngành Ngân hàng Việt Nam;
iii) Có những đóng góp trực tiếp, thiết thực về vật chất cho sự phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam.
+ Đối với cá nhân là người nước ngoài
Cá nhân là người nước ngoài được xem xét tặng Kỷ niệm chương đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
i) Có thời gian công tác trong ngành Ngân hàng Việt Nam từ 10 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
ii) Người nước ngoài làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam có nhiều công lao đóng góp cho ngành Ngân hàng trên các mặt: mở rộng quan hệ hợp tác tài chính với các nước và các tổ chức tài chính quốc tế; vận động các tổ chức quốc tế, các nhà tài chính đóng góp, giúp đỡ tinh thần, vật chất, hoặc có những đóng góp về tư vấn, đào tạo, trợ giúp kỹ thuật…cho ngành Ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập và hợp tác tài chính quốc tế.
iii) Trường hợp đặc biệt mang tính ngoại giao do Thống đốc NHNN quyết định.
+ Cá nhân bị xử lý kỷ luật, thời gian thi hành kỷ luật không được tính vào thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương. Sau khi hết thời hạn thi hành kỷ luật thì sau 01 năm mới xem xét tặng Kỷ niệm chương.
+ Không xét tặng Kỷ niệm chương đối với các trường hợp sau:
i) Cá nhân bị kỷ luật buộc thôi việc.
i) Cá nhân đang bị cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của cơ quan pháp luật có thẩm quyền; đang trong thời gian xem xét kỷ luật và thi hành kỷ luật.
iii) Cá nhân đã và đang chấp hành hình phạt tù (được hưởng án treo hoặc không được hưởng án treo), cải tạo không giam giữ.