Phân biệt “doanh nghiệp KH&CN” và “tổ chức KH&CN”?

Trả lời:

- Về chức năng: + Chức năng hoạt động chính của doanh nghiệp KH&CN là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Ngoài các hoạt động này, doanh nghiệp KH&CN có thể thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá khác và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. + Chức năng hoạt động chính của tổ chức KH&CN là nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN. Bên cạnh đó, tổ chức KH&CN có thể thực hiện sản xuất, kinh doanh các sản phẩm là kết quả nghiên cứu và các sản phẩn khác theo quy định của pháp luật.- Về đăng ký hoạt động: + Để thành lập doanh nghiệp KH&CN, tổ chức, cá nhân phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp, sau đó lập hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN. Khi thực hiện các hoạt động KH&CN, doanh nghiệp KH&CN không phải đăng ký hoạt động KH&CN, Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN có giá trị đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN. + Tổ chức KH&CN phải đăng ký hoạt động tại Bộ hoặc Sở KH&CN để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN.- Về căn cứ pháp lý cho hoạt động:+ Doanh nghiệp KH&CN hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật KH&CN; Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 11/2/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN.+ Tổ chức KH&CN hoạt động theo quy định của Luật KH&CN; Nghị định số 08; Thông tư số 03 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Các thủ tục liên quan
Các câu hỏi liên quan
Xem tất cả 10 câu hỏi liên quan