Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức?

Trả lời:

Căn cứ vào tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, của người đứng đầu các cơ quan đó và yêu cầu công tác giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, Luật khiếu nại quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như sau:- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành. - Trường hợp còn khiếu nại tiếp thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tiếp theo.- Đối với khiếu nại đã được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại, để bảo đảm nguyên tắc hai lần giải quyết đối với các khiếu nại quyết định kỷ luật, Luật khiếu nại quy định Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Quy định như trên nhằm tránh không quy định Thủ tướng là một cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, vì vai trò, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ là rất lớn trong mọi lĩnh vực hành pháp, nên Thủ tướng chỉ lãnh đạo chung công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Khiếu nại; chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Các thủ tục liên quan
Các câu hỏi liên quan
Xem tất cả 45 câu hỏi liên quan