Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên

Xem chi tiết

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính viễn thông hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Văn phòng Một cửa), địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội hoặc trực tuyến tại cổng dịch vụ công tại địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
Văn phòng Một cửa có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Văn phòng Một cửa trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Một cửa chuyển hồ sơ cho Cục Quản lý tài nguyên nước để tổ chức thẩm định.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ và quyết định cấp phép:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm gửi thông báo nộp phí thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thẩm định hồ sơ; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định báo cáo, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đối với công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi thì Cục Quản lý tài nguyên nước thực hiện lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi về tác động của việc khai thác nước dưới đất của công trình đề nghị cấp phép đến an toàn công trình thủy lợi.
+ Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Cục Quản lý tài nguyên nước trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo rõ lý do bằng văn bản.
+ Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện báo cáo, Cục Quản lý tài nguyên nước gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện báo cáo.
Thời gian bổ sung, hoàn thiện báo cáo không tính vào thời gian thẩm định báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là 24 ngày.
+ Trường hợp phải lập lại báo cáo, Cục Quản lý tài nguyên nước gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

Cách thức thực hiện


Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 45 Ngày
  • Phí: Xem chi tiết
  • - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ phận Một cửa có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
    - Thời hạn thẩm định báo cáo: Trong thời hạn 42 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm thẩm định báo cáo.
    Trực tuyến 45 Ngày
  • Phí: Xem chi tiết
  • - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ phận Một cửa có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
    - Thời hạn thẩm định báo cáo: Trong thời hạn 42 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm thẩm định báo cáo.
    Dịch vụ bưu chính 45 Ngày
  • Phí: Xem chi tiết
  • - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ phận Một cửa có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
    - Thời hạn thẩm định báo cáo: Trong thời hạn 42 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm thẩm định báo cáo.

    Thành phần hồ sơ

    Bao gồm
    Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
    - Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu 03, Phụ lục I, Nghị định số 54/2024/NĐ-CP; Mẫu 03.doc Bản chính: 1 - Bản sao: 0
    - Sơ đồ khu vực và vị trí công trình Bản chính: 1 - Bản sao: 0
    - Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên theo Mẫu 38, Phụ lục I Nghị định số 54/2024/NĐ-CP hoặc báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động theo Mẫu 40, Phụ lục I Nghị định số 54/2024/NĐ-CP; Bản chính: 1 - Bản sao: 0
    - Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ, đảm bảo mỗi tầng chứa nước khai thác tối thiểu 01 mẫu. Bản chính: 1 - Bản sao: 0
    - Hồ sơ lấy ý kiến và văn bản tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến cộng đồng (đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất có quy mô khai thác từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên). Bản chính: 1 - Bản sao: 0

    Cơ quan thực hiện

    Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường

    Yêu cầu, điều kiện thực hiện

    - Đã hoàn thành việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan (công trình khai thác nước dưới đất có quy mô khai thác từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên.
    - Việc khai thác tài nguyên nước phù hợp với Quy hoạch về tài nguyên nước; quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; khả năng đáp ứng của nguồn nước; khai thác nước dưới đất phù hợp với quy định liên quan đến vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định tại Điều 31 của Luật Tài nguyên nước năm 2023;
    - Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2023;
    - Bảo đảm thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo đầy đủ, chính xác.