Cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (Áp dụng đối với cả các dự án vốn nước ngoài NHPT duyệt vay, chịu rủi ro tín dụng): Ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay

Xem chi tiết

Trình tự thực hiện

Bước 1: Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện ký Hợp đồng bảo đảm tiên vay, đồng thời nhận biết yếu tố bất lợi có thể mới xuất hiện và chuẩn bị cho bước soạn thảo hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Bước 2: Dự thảo hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Căn cứ Thông báo cho vay vốn tín dụng đầu tư của dự án và kết quả định giá tài sản bảo đảm tiền vay hoặc căn cứ hợp đồng tín dụng (nếu ký trước), Chi nhánh NHPT soạn thảo Hợp đồng bảo đảm tiền vay trên cơ sở Hợp đồng mẫu của NHPT.

Bước 3: Hoàn thiện dự thảo Hợp đồng bảo đảm tiền vay, thống nhất nội dung Hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Sau khi Hợp đồng bảo đảm tiền vay được dự thảo, chỉnh sửa, Chi nhánh chuyển dự thảo Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho Khách hàng/bên bảo đảm xem xét, thảo luận, cho ý kiến để hoàn thiện dự thảo Hợp đồng; thống nhất nội dung Hợp đồng.
- Sau khi có sự thống nhất của Khách hàng về nội dung thương thảo trong Hợp đồng, Giám đốc Chi nhánh NHPT thông qua.

Bước 4: Ký kết Hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Sau khi hoàn chỉnh Hợp đồng bảo đảm tiền vay, Chi nhánh NHPT thực hiện việc ký Hợp đồng bảo đảm tiền vay với Khách hàng.
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay cần được ký kết bởi người đại diện có thẩm quyền của các bên.
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay có thể ký trước, ký cùng hoặc ký sau Hợp đồng tín dụng.

Bước 5: Nhận hồ sơ liên quan tới tài sản bảo đảm.

Bước 6: Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.

Bước 7: Gửi Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho các bên có liên quan.

Cách thức thực hiện


Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp Không quy định Không quy định

Thành phần hồ sơ

Bao gồm
Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Tuỳ thuộc vào bên bảo đảm và loại tài sản bảo đảm, NHPT yêu cầu bên bảo đảm cung cấp hồ sơ bảo đảm là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của các giấy tờ liên quan đến bên bảo đảm và tài sản bảo đảm như sau: 1. Các giấy tờ pháp lý về bên bảo đảm: a- Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có); b- Điều lệ hoạt động (nếu có); c- Giấy tờ tùy thân và Các giấy tờ khác có liên quan. Bản chính: 1 - Bản sao: 0
2. Các giấy tờ pháp lý của tài sản bảo đảm: a- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng, quản lý tài sản bảo đảm; b- Chứng thư định giá hoặc biên bản thoả thuận giữa các bên về xác định giá trị tài sản bảo đảm; c- Hợp đồng bảo hiểm của tài sản (nếu có); d- Các giấy tờ khác có liên quan. Bản chính: 1 - Bản sao: 0

Cơ quan thực hiện

Sở giao dịch, Chi nhánh NHPT

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Điều kiện 1: Khách hàng có đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Thông tư số 35/2012/TT-BTC ngày 02/03/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Đối với người thứ 3 cầm cố thế chấp tài sản:
- Đối với người thứ 3 là cá nhân Việt Nam thì phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Đối với người thứ 3 là pháp nhân Việt Nam thì phải có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Đối với người thứ 3 là cá nhân, pháp nhân nước ngoài thì phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ được xác định theo pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân, nơi pháp nhân đó thành lập; trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. Trong trường hợp cá nhân, pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân, pháp nhân được xác định theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều kiện 2: Tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hợp pháp của bên bảo đảm. Đối với tài sản hình thành trong tương lai thì tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm sau khi tài sản được hình thành
- Tài sản bảo đảm được phép giao dịch
- Tại thời điểm ký kết Hợp đồng bảo đảm tiền vay, tài sản bảo đảm không là đối tượng tranh chấp dưới bất kỳ hình thức nào
- Tài sản bảo đảm phải xác định được số lượng, chủng loại, giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm và phải có khả năng thanh khoản.
Tài sản bảo đảm phải được mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật và quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Tra cứu xã phường 2 cấp