Thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản để bổ sung Danh sách xuất khẩu

Xem chi tiết

Trình tự thực hiện

Bước 1: Gửi hồ sơ
Cơ sở tham gia trong chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm thủy sản để xuất khẩu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu đăng ký, lập Danh sách xuất khẩu nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, qua đường bưu điện hoặc trực tiếp về Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và các Chi cục trực thuộc được phân công thực hiện theo khu vực (Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường khu vực Trung Bộ, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường khu vực Nam Bộ) (sau đậy gọi là Cơ quan thẩm quyền).
Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
Cơ quan thẩm quyền tiến hành thẩm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo kết quả tới cơ sở, ngày dự kiến thẩm định trong trường hợp hồ sơ hợp lệ; hoặc thông báo hồ sơ không đạt và nêu rõ lý do.
Bước 3: Thành lập Đoàn thẩm định
Cơ quan thẩm quyền ban hành Quyết định thành lập đoàn thẩm định ngay sau khi có thông báo hồ sơ hợp lệ.
Bước 4. Tổ chức thẩm định tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
- Đoàn thẩm định công bố quyết định thành lập đoàn, nêu rõ mục đích và nội dung thẩm định;
- Tiến hành thẩm định thực tế: Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, quản lý về ATTP; Chương trình quản lý ATTP theo nguyên tắc HACCP (nếu thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng); Thủ tục truy xuất nguồn gốc và thu hồi, xử lý sản phẩm không bảo đảm an toàn; Các yêu cầu đặc thù của thị trường nhập khẩu tương ứng mà Cơ sở đăng ký xuất khẩu (nếu có); Điều kiện bảo đảm ATTP đối với các cơ sở cung cấp nguyên liệu cho Cơ sở (nếu cần); Việc chấp hành các quy định về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (quy định IUU) trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản khai thác (nếu có); Lấy mẫu phân tích đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất theo Phụ lục VIII ban hành kèm theo kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BNNPTNT: Do Đoàn thẩm định xem xét quyết định dựa trên đánh giá nguy cơ về ATTP trong quá trình thẩm định tại Cơ sở. Việc lấy mẫu, phân tích mẫu thực hiện theo quy định hiện hành.
- Lập biên bản thẩm định và thông báo kết quả thẩm định tới đại diện cơ sở theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BNNPTNT. Trường hợp phát hiện cơ sở có hành vi vi phạm, đoàn thẩm định lập biên bản làm việc hoặc biên bản vi phạm hành chính để chuyển cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Sau khi nhận được Biên bản thẩm định của đoàn thẩm định, Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm tra biên bản (yêu cầu đoàn thẩm định giải trình các nội dung đánh giá nếu cần).
- Thông báo kết quả thẩm định, cấp mã số (trường hợp Cơ sở chưa có mã số) theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BNNPTNT ; Cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BNNPTNT trong trường hợp:
+ Cơ sở đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc có kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu trong trường hợp có lấy mẫu kiểm nghiệm trong quá trình thẩm định.
+ Đối với trường hợp kết quả lấy mẫu kiểm nghiệm không đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm, việc cấp Giấy chứng nhận chỉ được thực hiện sau khi cơ sở điều tra nguyên nhân, có biện pháp khắc phục và được Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra đạt yêu cầu.
+ Trường hợp cơ sở có kết quả thẩm định không đạt nhưng có báo cáo khắc phục và được Đoàn thẩm định thẩm tra đạt yêu cầu trong thời hạn cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan thẩm quyền thẩm tra và thực hiện việc Cấp giấy chứng nhận.
Trường hợp kết quả thẩm định không đạt và cơ sở không khắc phục trong thời hạn yêu cầu: Cơ quan thẩm quyền ban hành thông báo kết quả thẩm định, nêu rõ lý do không đạt, thu hồi Giấy chứng nhân ATTP còn hiệu lực (nếu có), đồng gửi Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm ở địa phương để giám sát cơ sở không được hoạt động.

Cách thức thực hiện


Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 15 Ngày
  • Phí: 2.000.000 ĐồngXem chi tiết
  • 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
    Trực tuyến 15 Ngày
  • Phí: 2.000.000 ĐồngXem chi tiết
  • 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
    Dịch vụ bưu chính 15 Ngày
  • Phí: 2.000.000 ĐồngXem chi tiết
  • 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    Thành phần hồ sơ

    Bao gồm
    Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
    a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tham khảo theo mẫu tại Phụ lục VI Thông tư 17/2024/TT-BNNPTNT PhlcVI.docx Bản chính: 1 - Bản sao: 1
    b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; d) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; Bản chính: 1 - Bản sao: 1
    c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tham khảo theo mẫu tại Phụ lục VII Thông tư 17/2024/TT-BNNPTNT; PhlcVII.docx Bản chính: 1 - Bản sao: 1
    đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Chủ cơ sở tổ chức thực hiện và xác nhận; Bản chính: 1 - Bản sao: 1

    Cơ quan thực hiện

    Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường - Bộ NN-PTNT

    Yêu cầu, điều kiện thực hiện

    Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuỷ sản xuất khẩu phải đáp ứng các quy định tương ứng tại Điều 10, 11, 12, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 41, 42, 44, 54, 55 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội.