Thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao cho cá nhân

Xem chi tiết

Trình tự thực hiện

- Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.

- Bộ Khoa học và Công nghệ (trực tiếp là Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ) tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Bộ Khoa học và Công nghệ có công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ, cá nhân có trách nhiệm bổ sung, sửa chữa và gửi lại Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, cấp Giấy chứng nhận hoạt động và gửi cho cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp từ chối cấp, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo lý do bằng văn bản cho cá nhân

Cách thức thực hiện


Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 15 Ngày làm việc 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Dịch vụ bưu chính 15 Ngày làm việc 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Thành phần hồ sơ

Bao gồm
Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao; Mẫu1 (1).docx Bản chính: 0 - Bản sao: 0
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao; bieu-1_don-de-nghi.doc Bản chính: 0 - Bản sao: 0
+ Bản thuyết minh đề tài, đề án nghiên cứu và phát triển công nghệ cao (công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển); bieu-2_thuyet-minh.doc Bản chính: 1 - Bản sao: 0
+ Bản sao có công chứng Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (còn giá trị ít nhất 12 tháng), kèm theo 01 cảnh cỡ 4x6 cm; Bản chính: 0 - Bản sao: 1
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tư cách pháp lý (nếu có) Bản chính: 0 - Bản sao: 1
+ Xác nhận bằng văn bản của cơ quan chủ quản đối với các nội dung đã trình bày trong Bản thuyết minh dự án ứng dụng công nghệ cao (đối với cá nhân thuộc quyền quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ); bieu-3_don-xac-nhan-thuyet-minh.doc Bản chính: 1 - Bản sao: 0
+ Xác nhận bằng văn bản của Sở Khoa học và Công nghệ nơi tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ cao (đối với cá nhân không thuộc quyền quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) bieu-3_don-xac-nhan-thuyet-minh.doc Bản chính: 1 - Bản sao: 0

Cơ quan thực hiện

Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

* Đối với đề tài, đề án nghiên cứu và phát triển công nghệ cao đã và đang triển khai của cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
+ Công nghệ được nghiên cứu trong đề tài, đề án phải thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được ban hành kèm theo Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ;
+ Đề tài, đề án thuộc một trong 3 trường hợp sau:
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao: từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; từ công nghệ cao được chuyển giao; từ công nghệ cao được nhập khẩu, nhằm tiếp thu, làm chủ việc ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam.
- Nghiên cứu tạo ra công nghệ cao thay thế công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài: nghiên cứu từng phần hoặc toàn bộ công nghệ nhập khẩu; nghiên cứu giải mã công nghệ để tiếp thu các giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật của công nghệ, từng bước hoàn thiện công nghệ, nâng cao tỷ trọng nội địa hóa các công nghệ được nhập khẩu.
- Nghiên cứu sáng tạo công nghệ cao mới để tạo ra công nghệ cao lần đầu tiên được tạo ra tại Việt Nam.
+ Đề tài, đề án phải có tính mới, khả năng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, có tính độc đáo, đóng góp cho việc nâng cao trình độ và tiềm lực công nghệ cao của Việt Nam; dễ dàng được chuyển giao và sản xuất trên quy mô công nghiệp;
+ Cá nhân chủ trì đề tài, đề án có năng lực hoặc huy động nguồn lực từ bên ngoài để bảo đảm được tài chính, quản lý, công nghệ, sở hữu trí tuệ, pháp lý và những yếu tố quan trọng khác cho việc thực hiện thành công đề tài, đề án; có khả năng tổ chức triển khai kết quả đề tài, đề án vào sản xuất với quy mô lớn; có khả năng hợp tác trong và ngoài nước để triển khai đề tài, đề án;
+ Số lượng cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển phải đạt ít nhất 85% tổng số cán bộ của đề tài, đề án, trong đó số cán bộ có bằng đại học trở lên chiếm ít nhất 85%;
+ Đề tài, đề án phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển của đề tài, đề án theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khuyến khích đề tài, đề án đạt các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường như ISO 14000 hoặc tiêu chuẩn tương đương.
* Đối với đề tài, đề án nghiên cứu và phát triển công nghệ cao chưa triển khai, khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Cá nhân phải cam kết trong thời gian 12 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận phải đáp ứng các tiêu chí nêu trên.