Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (1.004880)

Xem chi tiết

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ
- Tổ chức/cá nhân (chủ dự án đầu tư, cơ sở) lựa chọn nộp hồ sơ thông qua một trong các hình thức sau:
+ Trực tiếp tại Văn phòng Một cửa tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Môi trường (địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội);
+ Thông qua dịch vụ bưu chính công ích; qua dịch vụ bưu chính chuyển phát của tổ chức, cá nhân hoặc qua ủy quyền thực hiện TTHC theo quy định của pháp luật;
+ Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (địa chỉ: https://dichvucong.mae.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia (địa chỉ https://dichvucong.gov.vn).
- Đối với các dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh: nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan thẩm định kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định của pháp luật, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì từ chối tiếp nhận; trường hợp hồ sơ đã bảo đảm tính đầy đủ, hợp lệ thì thực hiện tiếp nhận và gửi giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả quả tới tổ chức/cá nhân.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phục vụ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định trên cơ sở: kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ; kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức và kết quả của phiên họp hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
3.1. Xem xét hồ sơ đề nghị chứng nhận của tổ chức:
- Sau khi nhận được phí thẩm định, cơ quan được giao thẩm định thực hiện xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường về tư cách pháp nhân, nhân lực quan trắc môi trường, trang thiết bị quan trắc môi trường, điều kiện kỹ thuật của phòng thí nghiệm và quy trình phương pháp về quan trắc môi trường theo các điều kiện quy định tại Điều 91 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Cơ quan được giao thẩm định gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tới các thành viên hội đồng thẩm định để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành việc kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức.
3.2. Đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức:
- Nội dung đánh giá, kiểm tra: Hội đồng thẩm định có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận về các điều kiện theo quy định tại Điều 91 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và đối chiếu với hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức.
- Đối với tổ chức đo khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, tùy trường cụ thể, cơ quan cấp giấy chứng nhận có thể quyết định việc kiểm tra theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
- Kết quả đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận phải được lập thành Biên bản và gửi về cơ quan cấp giấy chứng nhận để tổng hợp hồ sơ. Biên bản của Hội đồng thẩm định sau khi đánh giá, kiểm tra tại tổ chức là tài liệu trong hồ sơ thẩm định.
3.3. Tổ chức họp Hội đồng thẩm định:
Sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức và cơ quan được giao thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ khắc phục của tổ chức.
Bước 4. Cấp Giấy chứng nhận:
- Căn cứ kết quả thẩm định, Cơ quan thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho tổ chức đề nghị chứng nhận.
- Trường hợp tổ chức không đủ điều kiện chứng nhận, Cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị chứng nhận biết và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 93 hoặc điểm c khoản 4 Điều 94 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Bước 4. Phê duyệt
- Cơ quan thẩm định ban hành giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức hoặc có văn bản thông báo không phê duyệt kết quả cấp giấy chứng nhận (trong đó nêu rõ lý do kèm các nội dung yêu cầu bổ sung, làm rõ) trong trường hợp hồ sơ chưa được chỉnh sửa, bổ sung đầy đủ theo ý kiến kết luận của hội đồng thẩm định.
- Cơ quan thẩm định có trách nhiệm công khai trên cổng thông tin điện tử giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chứ, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bước 5. Trả kết quả
Tổ chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết TTHC theo thời gian, địa điểm ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trực tiếp tại Văn phòng Một cửa tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Môi trường (địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Trường hợp đăng ký nhận kết quả trực tuyến thì thông qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (địa chỉ: https://dichvucong.mae.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia (địa chỉ https://dichvucong.gov.vn).

Cách thức thực hiện


Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 48 Ngày
  • Phí: ĐồngXem chi tiết
  • Tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính là 48 ngày, cụ thể như sau:
    - Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
    - Thời hạn thông báo thu phí thẩm định: Tối đa 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được giao thẩm định giấy chứng nhận gửi thông báo thu phí thẩm định cho tổ chức. Tổ chức nộp phí thẩm định và gửi chứng từ chứng minh đã nộp phí thẩm định (biên lai, phiếu thu hoặc chứng từ khác) cho cơ quan cấp giấy chứng nhận hoặc cơ quan được giao thẩm định giấy chứng nhận. Thời gian tổ chức nộp phí không tính vào thời gian thẩm định của cơ quan cấp giấy chứng nhận hoặc cơ quan được giao thẩm định giấy chứng nhận.
    - Thời hạn thẩm định: Tối đa 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận được phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
    Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp giấy chứng nhận.
    Trực tuyến 48 Ngày
  • Phí: ĐồngXem chi tiết
  • Tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính là 48 ngày, cụ thể như sau:
    - Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
    - Thời hạn thông báo thu phí thẩm định: Tối đa 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được giao thẩm định giấy chứng nhận gửi thông báo thu phí thẩm định cho tổ chức. Tổ chức nộp phí thẩm định và gửi chứng từ chứng minh đã nộp phí thẩm định (biên lai, phiếu thu hoặc chứng từ khác) cho cơ quan cấp giấy chứng nhận hoặc cơ quan được giao thẩm định giấy chứng nhận. Thời gian tổ chức nộp phí không tính vào thời gian thẩm định của cơ quan cấp giấy chứng nhận hoặc cơ quan được giao thẩm định giấy chứng nhận.
    - Thời hạn thẩm định: Tối đa 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận được phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
    Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp giấy chứng nhận.
    Dịch vụ bưu chính 48 Ngày
  • Phí: ĐồngXem chi tiết
  • Tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính là 48 ngày, cụ thể như sau:
    - Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
    - Thời hạn thông báo thu phí thẩm định: Tối đa 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được giao thẩm định giấy chứng nhận gửi thông báo thu phí thẩm định cho tổ chức. Tổ chức nộp phí thẩm định và gửi chứng từ chứng minh đã nộp phí thẩm định (biên lai, phiếu thu hoặc chứng từ khác) cho cơ quan cấp giấy chứng nhận hoặc cơ quan được giao thẩm định giấy chứng nhận. Thời gian tổ chức nộp phí không tính vào thời gian thẩm định của cơ quan cấp giấy chứng nhận hoặc cơ quan được giao thẩm định giấy chứng nhận.
    - Thời hạn thẩm định: Tối đa 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận được phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
    Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp giấy chứng nhận.

    Thành phần hồ sơ

    Bao gồm
    Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
    01 bản chính văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục XXV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 05/2025/NĐ-CP). PhlcXXV_QTMTncp.doc Bản chính: 1 - Bản sao: 0
    01 bản chính hồ sơ năng lực của tổ chức (mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 05/2025/NĐ-CP). PhlcXXVI_QTMTHSNL.doc Bản chính: 1 - Bản sao: 0

    Cơ quan thực hiện

    Bộ Nông nghiệp và Môi trường

    Yêu cầu, điều kiện thực hiện

    h1) Điều kiện về năng lực quan trắc môi trường đối với tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, trừ tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm:
    - Có quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó có hoạt động quan trắc môi trường;
    Có năng lực thực hiện quan trắc môi trường đối với tối thiểu một trong các nền mẫu môi trường bao gồm: Nước mặt lục địa; nước thải; nước dưới đất; nước biển; không khí xung quanh; khí thải; đất; trầm tích; bùn; chất thải rắn; nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy. Đối với mỗi nền mẫu môi trường (trừ mẫu khí thải) mà tổ chức đề nghị chứng nhận, tổ chức phải có năng lực thực hiện cả hoạt động quan trắc hiện trường và hoạt động phân tích môi trường. Năng lực phân tích môi trường đối với mỗi nền mẫu (trừ nền mẫu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị) mà tổ chức đề nghị chứng nhận phải bảo đảm điều kiện tối thiểu tại các điểm sau:
    + Đối với năng lực phân tích mẫu nước mặt lục địa hoặc nước thải mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bao gồm: BOD5, COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng phốt pho (TP), tổng nitơ (TN).
    + Đối với năng lực phân tích mẫu nước dưới đất mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bao gồm: chỉ số pecmanganat, NH4+, NO3-, Fe.
    + Đối với năng lực phân tích mẫu nước biển mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bao gồm: TSS, NH4+, PO43-.
    + Đối với năng lực phân tích mẫu không khí xung quanh mà tổ chức đề nghị chứng nhận: Tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bao gồm: SO2, NO2, CO, tổng bụi lơ lửng (TSP);
    + Đối với năng lực phân tích mẫu đất hoặc trầm tích hoặc bùn thải hoặc chất thải rắn mà tổ chức đề nghị chứng nhận: Tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với thông số cơ bản bao gồm: pH (trừ nền trầm tích); các kim loại nặng (gồm có: As, Cu, Zn, Pb, Ni, Cd, Cr, Hg) hoặc các hợp chất hữu cơ (hợp chất Clo hữu cơ hoặc hợp chất phốt pho hữu cơ).
    + Đối với các thông số phân tích mà tổ chức đề nghị chứng nhận, tổ chức phải có đủ năng lực lấy mẫu đối với thông số đó.
    h2) Điều kiện đối với hoạt động quan trắc hiện trường:
    - Có tối thiểu 02 cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường. Trường hợp tổ chức đăng ký hoạt động lấy mẫu hiện trường đối với các thông số ô nhiễm dạng hạt PM (dạng hỗn hợp các hạt rắn và các giọt lỏng) hoặc hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong khí thải thì phải có tối thiểu 04 cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường; các cán bộ có đủ năng lực thực hiện quan trắc hiện trường đối với các thông số đăng ký.
    - Phải có người trực tiếp phụ trách đội quan trắc tại hiện trường có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về môi trường, hóa học, sinh học, lâm nghiệp, thổ nhưỡng và có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường.
    - Người thực hiện quan trắc tại hiện trường tối thiểu phải có trình độ sơ cấp tương ứng với ngạch quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV. Trong đó, số người có trình độ tương ứng ngạch quan trắc viên tài nguyên và môi trường hạng IV chiếm không quá 30% đội ngũ người thực hiện quan trắc tại hiện trường.
    - Các thiết bị phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bảo đảm độ chính xác theo đúng kỹ thuật quan trắc do Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định; có quy trình thao tác chuẩn đối với tất cả các thiết bị quan trắc tại hiện trường; trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ thực hiện quan trắc tại hiện trường.
    h3) Điều kiện đối với hoạt động phân tích môi trường:
    - Có tối thiểu 04 cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo các thành phần môi trường và thông số phân tích đề nghị chứng nhận; các cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động phân tích môi trường phải có đủ năng lực thực hiện phân tích môi trường đối với các thông số đăng ký;
    - Người quản lý phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học và phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ đại học, 03 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ thạc sỹ, 02 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ tiến sỹ trong lĩnh vực phân tích môi trường;
    - Người phụ trách bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học và phải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường;
    - Người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm, trừ người quản lý phòng thí nghiệm và người phụ trách bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, phải có trình độ trung cấp trở lên, được đào tạo trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận;
    - Thiết bị phân tích môi trường phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bảo đảm độ chính xác theo kỹ thuật phân tích do Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định; có quy trình sử dụng, vận hành đối với tất cả các thiết bị; có đầy đủ các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ phân tích môi trường;
    - Có quy trình thao tác chuẩn, báo cáo phương pháp phân tích do tổ chức phê duyệt đối với các thông số môi trường đăng ký;
    - Phòng thí nghiệm phải được tách riêng các khu vực theo yêu cầu gồm có: khu vực bảo quản mẫu và lưu mẫu, khu vực xử lý mẫu và phân tích hóa lý, khu vực phân tích vi sinh, khu vực cân; phải được bảo đảm duy trì tốt điều kiện thí nghiệm (về ánh sáng, nguồn điện, độ ẩm, nhiệt độ, vô trùng, chế độ thông gió) và đủ diện tích để thực hiện hoạt động phân tích theo yêu cầu của phương pháp phân tích;
    - Thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy, chữa cháy, việc thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật.
    h4) Điều kiện quan trắc môi trường đối với tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
    - Có quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó có hoạt động quan trắc môi trường;
    - Có đủ năng lực quan trắc, đo đạc các thông số cơ bản theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các thông số cơ bản CO, HC; đối với tổ chức thực hiện quan trắc khí thải ô tô, ngoài thông số CO, HC thì phải có đủ năng lực quan trắc các thông số CO2, O2, Lamda, độ khói, N (%HSU), hệ số hấp thụ ánh sáng của khí thải;
    - Người quản lý, phụ trách bảo đảm chất lượng hoạt động quan trắc khí thải phương tiện giao thông của tổ chức phải có trình độ trung cấp trở lên, được tập huấn, đào tạo về một trong các lĩnh vực kỹ thuật ô tô, cơ khí động lực, cơ khí giao thông, môi trường và phải có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
    - Có tối thiểu 02 người thực hiện các hoạt động quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Người thực hiện quan trắc khí thải phải có trình độ trung học phổ thông trở lên, được tập huấn, đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật ô tô, cơ khí động lực, cơ khí giao thông, môi trường;
    - Các thiết bị phải được kiểm định, hiệu chuẩn, bảo đảm độ chính xác theo đúng kỹ thuật quan trắc theo quy định; có quy trình thao tác chuẩn đối với tất cả các thiết bị quan trắc khí thải giao thông; trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ