Thực hiện giám định theo yêu cầu của người yêu cầu giám định

Xem chi tiết

Trình tự thực hiện

Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận.
Bước 1: Người yêu cầu giám định nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC Trung tâm Pháp y.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ và khai thác thông tin.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC tiến hành lập biên bản giao nhận hồ sơ giám định và biên bản giao nhận đối tượng giám định.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp pháp thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC giải thích cho người yêu cầu giám định bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC chuyển hồ sơ sang khoa Giám định - Tổng hợp. Trưởng khoa Giám định - Tổng hợp tiến hành kiểm tra hồ sơ và phân công Bs, Ys tham gia giám định, chụp ảnh các tổn thương.
Bước 4: Các thành viên trong khoa Giám định - Tổng hợp tham gia xem xét thống nhất tỷ lệ tổn thương.
Trường hợp khó khăn, phức tạp, khoa Giám định - Tổng hợp đề xuất hội chẩn hoặc thực hiện các chỉ định cận lâm sàng.
Đánh máy bản kết luận giám định (theo mẫu quy định tại Thông tư số:47/2013/TT-BYT của Bộ Y tế) và trình Giám đốc Trung tâm Pháp y phê duyệt kết luận.
Bước 5: Bộ phận được phân công xử lý văn bản tiến hành kiểm tra lại tất cả các tài liệu có liên quan (Trưng cầu, hồ sơ bệnh án, kết quả hội chẩn, kết quả cận lâm sàng…) in bản kết luận giám định. Chuyển bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC trình Giám đốc ký.
Bước 6: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC trả bản kết luận giám định và bản ảnh cho người yêu cầu giám định.

Cách thức thực hiện


Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp - Tại Điều 208 Bộ Luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội quy định về thời hạn giám định (đối với lĩnh vực pháp y) cụ thể như sau: 1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định: a) Không quá 01 tháng đối với trường hợp (quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206) - Giám định nguyên nhân chết người b) Không quá 09 ngày đối với trường hợp (quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206) - Giám định tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; - Giám định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; 2. Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định. 3. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định. 4. Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
  • Phí: - Theo cơ chế giá của Bộ Luật tố tụng dân sự. - Nghị định số 81/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng; - Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; - Thông tư số 31/2015/Tt-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định việc áp dụng chế độ bồi dưỡng, thời gian và số người thực hiện giám định đối với từng loại việc giám định pháp y.
  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Pháp y tại số 02 Yersin- Khuê Mỹ - Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng

    Thành phần hồ sơ

    Bao gồm
    Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
    1. Đơn yêu cầu giám định của người yêu cầu giám định (Bản chính) Bản chính: 1 - Bản sao: 0
    2. Đối tượng và tài liệu, đồ vật có liên quan Bản chính: 1 - Bản sao: 0
    3. Bản sao hợp pháp tất cả các hồ sơ bệnh án liên quan đến tổn thương cần giám định Bản chính: 0 - Bản sao: 1
    4. Bản sao hợp pháp các hồ sơ về y tế liên quan đến giám định pháp y Bản chính: 0 - Bản sao: 1

    Cơ quan thực hiện

    Trung tâm Pháp y TP.Đà Nẵng

    Yêu cầu, điều kiện thực hiện

    - Luật giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20/6/2012
    + Theo Khoản 3 điều 22 của Luật giám định tư pháp số 13/2012/QH13 quy định Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
    a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;
    b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định, thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
    + Theo Khoản 1 Điều 26 của Luật giám định tư pháp số 13/2012/QH13
    Người yêu cầu giám định phải gởi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự, người có quyết lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
    + Theo khoản 1, 2, 5 Điều 27 của Luật giám định tư pháp số 13/2012/QH13
    Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định
    1. Hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định được giao nhận trực tiếp hoặc gửi cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính.
    2. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản.Biên bản giao nhận phải có nội dung sau đây:
    a) Thời gian, địa điểm giao nhận hồ sơ giám định;
    b) Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
    c) Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
    d) Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan
    khi giao nhận;
    đ) Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
    e) Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
    5. Khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    Người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm nhận lại đối tượng giám định theo quy định của pháp luật.
    Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
    + Theo Điều 36 của Luật giám định tư pháp số 13/2012/QH13
    Chi phí giám định tư pháp
    Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm chi trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.
    - Thông tư 47/2013/TT-BYT ngày 31/12/2013 của Bộ Y tế ban hành quy trình giám định pháp y