Thủ tục: Xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với người bị thương không thuộc lực lượng công an, quân đội trong chiến tranh từ ngày 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ

Xem chi tiết

Trình tự thực hiện

Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận TN&TKQ UBND cấp xã. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Chuyển hồ sơ đồng thời chuyển qua phần mềm cho chuyên môn xử lý.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn và yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung, hoàn thiện được thì từ chối tiếp nhận hồ sơ.

Bước 2: Cán bộ chuyên môn tiếp nhận, thẩm định:
Đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận người hưởng chính sách như thương binh.
Trường hợp người bị thương là thanh niên xung phong đề nghị có thêm ý kiến bằng văn bản của Hội Cựu thanh niên xung phong hoặc Ban Liên lạc thanh niên xung phong cùng cấp.
Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị thương trước khi tham gia cách mạng; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân trong thời hạn tối thiểu 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai.
Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai và văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh (Mẫu BB-TB) đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo.
Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Chuyển hồ sơ lên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội qua Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp huyện. Công chức TN&TKQ của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ hợp lệ: Tiếp nhận hồ sơ và lập phiếu tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ theo quy định. Chuyển hồ sơ đồng thời chuyển qua phần mềm cho chuyên môn xử lý.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì công chức TN&TKQ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định

Bước 4: Phân công công chức xử lý hồ sơ

Bước 5: Chuyên viên thẩm định hồ sơ, tham mưu Họp Ban Chỉ đạo

Bước 6: Họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ

Bước 7: Nếu hồ sơ, đạt yêu cầu: trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận bị thương đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền (Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điểm c, d Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP)
Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu: trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện văn bản Trả lời đối tượng

Bước 8: Nộp hồ sơ tại Bộ phận lên TN&TKQ của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tại Trung tâm hành chính công. Công chức TN&TKQ của Sở kiểm tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ hợp lệ: Tiếp nhận hồ sơ và lập phiếu tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ theo quy định. Chuyển hồ sơ cho phòng xử lý.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì công chức TN&TKQ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định.

Bước 9: Chuyển hồ sơ từ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (TTPVHCC) về phòng chuyên môn của Sở Lao động - TB&XH đồng thời chuyển qua phần mềm cho phòng chuyên môn để xử lý

Bước 10: Phân công công chức xử lý hồ sơ

Bước 11: Thẩm định hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện: Dự thảo văn bản trả lời không đủ điều kiện, trình lãnh đạo phòng xem xét ký nháy;
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện: dự thảo Giấy giới thiệu khám giám định trình lãnh đạo phòng xem xét ký nháy.

Bước 12: Trình Văn phòng duyệt thể thức, Lãnh đạo Sở ký phê duyệt

Bước 13: Ban hành Giấy giới thiệu hoặc Văn bản trả lời, chuyển văn thư đóng dấu

Bước 14: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển hồ sơ đồng thời chuyển qua phần mềm đến Hội đồng Giám định Y khoa qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Bước 15: Hội đồng Giám định Y khoa tổ chức giám định, gửi kết quả về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Bước 16: Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đồng thời chuyển qua phần mềm cho phòng chuyên môn xử lý

Bước 17: Thẩm định hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để điều chỉnh chế độ: Dự thảo văn bản trả lời không đủ điều kiện, lãnh đạo phòng xem xét ký nháy, trình lãnh đạo Sở ký văn bản.
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện: dự thảo Quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi

Bước 18: Trình Văn phòng duyệt thể thức, Lãnh đạo Sở ký phê duyệt

Bước 19: Ban hành Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hoặc Văn bản trả lời, chuyển văn thư đóng dấu và chuyển TTPVHCC Văn thư/ CV phòng chuyên môn/ Nhân viên bưu điện 0,5 ngày Mẫu 05 và Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hoặc Văn bản trả lời

Bước 20: Phòng Lao động - TB&XH nhận kết quả từ Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh, chuyển cho công chức TN&TKQ tại Trung tâm HCC cấp huyện.
UBND cấp xã nhận kết quả từ Trung tâm HCC cấp huyện để trả cho đối tượng.

Bước 21: Công chức TN&TKQ trả kết quả cho đối tượng khi đến hẹn.

Cách thức thực hiện


Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 80 Ngày làm việc

Thành phần hồ sơ

Bao gồm
Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Bản khai cá nhân BM.NCC.18.01.doc Bản chính: 1 - Bản sao:
Một trong các giấy tờ sau: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; lý lịch công an nhân dân; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc; hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước. Trường hợp không còn một trong các giấy tờ nêu trên nhưng đã được hưởng trợ cấp theo các Quyết định sau đây của Thủ tướng Chính phủ thì phải có bản khai chi tiết quá trình tham gia cách mạng, có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú: Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31/12/1960 trở về trước; Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến. Tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau: Trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 6 của Thông tư 16 kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương. Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể quy định tại Điểm d, đ Khoản 2 Điều 6 của Thông tư 16 phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an. Bản chính: - Bản sao: 1

Cơ quan thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp xã

Yêu cầu, điều kiện thực hiện