Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn vào doanh nghiệp đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý

Xem chi tiết

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Nhà đầu tư nộp bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 52 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Ban quan lý.

- Bước 2: Ban Quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định này để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.

- Bước 3: Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.

- Bước 4: Ban Quản lý lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để chấp thuận điều chỉnh hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND tinh;

Cách thức thực hiện


Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư. + Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó; + Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để chấp thuận điều chỉnh hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND; + Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của Ban Quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
  • Phí: 0 ĐồngXem chi tiết
  • - Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
    Dịch vụ bưu chính + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư. + Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó; + Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để chấp thuận điều chỉnh hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND; + Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của Ban Quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
  • Phí: 0 ĐồngXem chi tiết
  • - Qua dịch vụ bưu chính công ích.

    Thành phần hồ sơ

    Bao gồm
    Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
    - Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư; Mẫu A.I.11.e.docx Bản chính: 1 - Bản sao: 3
    - Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm góp vốn; Mẫu A.I.12.docx Bản chính: 1 - Bản sao: 3
    - Thỏa thuận của các cổ đông, thành viên về việc sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đang hoạt động; Bản chính: 1 - Bản sao: 3
    - Bản sao tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư góp vốn, nhà đầu tư nhận góp vốn; Bản chính: 0 - Bản sao: 4
    - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có) của bên góp vốn; Bản chính: 0 - Bản sao: 4
    - Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất. Bản chính: 0 - Bản sao: 4

    Cơ quan thực hiện

    Ban quản lý

    Yêu cầu, điều kiện thực hiện

    - Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh và thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư.
    - Việc góp vốn bằng sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn vào doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
    + Điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, người có tài sản gắn liền với đất; quyền và nghĩa vụ của người nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; điều kiện góp vốn và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
    + Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan (nếu có);
    + Điều kiện quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);
    + Điều kiện góp vốn và nhận vốn góp bằng tài sản của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan đối với doanh nghiệp nhà nước;
    + Điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư và các Điều 15, 16 và 17 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
    + Thực hiện các nghĩa vụ về tài chính với Nhà nước (nếu có) theo quy định của pháp luật.