Tên thủ tục: Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường bộ địa phương đang khai thác

Xem chi tiết

Trình tự thực hiện

Nộp hồ sơ TTHC
Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ đề nghị Sở Giao thông vận tải hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang

Giải quyết hồ sơ TTHC:
- Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, Cơ quan quản lý đường bộ (Sở Giao thông vận tải hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang) hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác, Cơ quan quản lý đường bộ tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện.
- Cơ quan quản lý đường bộ tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị UBND tỉnh chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường bộ địa phương đang khai thác. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện


Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 9 Ngày làm việc
Dịch vụ bưu chính 9 Ngày làm việc

Thành phần hồ sơ

Bao gồm
Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Đơn đề nghị Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ PHỤ LỤC 1.docx Bản chính: 1 - Bản sao: 1
- Bản vẽ thiết kế của dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế công trình thiết yếu (thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công), báo cáo kinh tế - kỹ thuật. - Bản vẽ thiết kế của dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế công trình thiết yếu (thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công), báo cáo kinh tế - kỹ thuật bao gồm các thông tin về vị trí và lý trình công trình đường bộ tại nơi xây dựng công trình thiết yếu; - Bản vẽ thể hiện diện tích, kích thước công trình thiết yếu trên mặt bằng công trình đường bộ và trong phạm vi đất dành cho đường bộ; bản vẽ thể hiện mặt đứng và khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu bên trên hoặc bên dưới đến bề mặt công trình đường bộ, khoảng cách theo phương ngang từ cột, tuyến đường dây, đường ống, bộ phận khác của công trình thiết yếu đến mép ngoài rãnh thoát nước dọc, mép mặt đường xe chạy hoặc mép ngoài cùng của mặt đường bộ; - bộ phận công trình đường bộ phải đào, khoan khi xây dựng công trình thiết yếu; thiết kế kết cấu và biện pháp thi công hoàn trả công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ bị đào hoặc ảnh hưởng do thi công công trình thiết yếu; - Đối với công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi dải phân cách giữa của đường bộ, ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a và b khoản này phải có thông tin về khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu đến bề mặt dải phân cách giữa, từ công trình thiết yếu đến mép ngoài dải phân cách giữa; - Công trình thiết yếu lắp đặt vào cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ có kết cấu phức tạp khác ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a và b khoản này phải có báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế. Bản chính: 1 - Bản sao: 1

Cơ quan thực hiện

Ban Quản Lý khu Kinh tế Hà Giang - Tỉnh Hà Giang

Sở Giao thông vận tải - TP. Hải Phòng

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

UBND tỉnh chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường bộ địa phương đối với các trường hợp:
a) Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường bộ địa phương có tổng chiều dài lớn hơn 01 km (1000 mét), trừ công trình điện lực có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống;
b) Công trình điện lực có cấp điện áp lớn hơn 35 kV (trừ đường dây tải điện giao cắt phía trên đường bộ địa phương có cột nằm ngoài phạm vi hành lang an toàn của đường bộ địa phương); đường ống cấp, thoát nước có đường kính lớn hơn 200 mm; công trình thủy lợi, thủy điện, băng tải; đường ống năng lượng, hóa chất; công trình xây dựng cầu, cống cắt ngang qua đường bộ địa phương;
c) Xây dựng công trình thiết yếu liên quan đến phạm vi quản lý của từ hai cơ quan quản lý đường bộ địa phương trở lên;
d) Xây dựng công trình thiết yếu lắp đặt vào cầu có tổng chiều dài phần kết cấu nhịp lớn hơn 100 m; xây dựng công trình thiết yếu trong hầm đường bộ.