Cấp giấy phép đối với hoạt động xây dựng công trình theo dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại khoản 4 Điều 26 của Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006

Xem chi tiết

Trình tự thực hiện

Bước 1:Nộp hồ sơ
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 04 (bốn) bộ hồ sơ (01 bản chính, 03 bản phô tô) trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang (qua Bộ phận một cửa tại trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang).
- Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 52/2021/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 hoặc hướng dẫn để cơ quan, tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.

Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận, thẩm định tiến hành xác minh nội dung tài liệu đã đủ điều kiện hay chưa. Trường hợp chưa đủ điều kiện cơ quan thẩm định thông báo bằng văn yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra, xác minh thực tế, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có); đối chiếu với các quy định hiện hành, tham mưu văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép khi đủ điều kiện theo quy định;
- Trường hợp xin ý kiến các cơ quan có liên quan, trong thời gian 04 (bốn) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được xin ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan; cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ căn cứ các quy định hiện hành để trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép;
- Đối với những hoạt động phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hồ sơ đề nghị chấp thuận theo quy định.
- Trong thời gian không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc cấp giấy phép. Trường hợp chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản trả lời, có nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc qua hệ thống bưu chính.

Cách thức thực hiện


Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 19 ngày Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang (qua Bộ phận một cửa tại trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang).
Đối với hồ sơ phải xin ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Không tính thời gian thực hiện thủ tục hành chính theo Quyết định này.
Dịch vụ bưu chính 19 ngày Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang (qua Bộ phận một cửa tại trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang).
Đối với hồ sơ phải xin ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Không tính thời gian thực hiện thủ tục hành chính theo Quyết định này.

Thành phần hồ sơ

Bao gồm
Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu 1tại Phụ lục ban hành kèm theo quyết định số 52/2021/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 của UBND tỉnh. Bản chính: 1 - Bản sao: 3
- Bản sao chứng thực (hoặc bản photo có bản gốc đối chiếu) văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có). Bản chính: 1 - Bản sao: 3
- Bản sao chứng thực (hoặc bản photo có bản gốc đối chiếu) quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; các văn bản đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ, quốc phòng, an ninh, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và tuân thủ các quy định khác của pháp luật (nếu có). Bản chính: 1 - Bản sao: 3
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với hoạt động mà nhà nước quy định phải lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và các văn bản pháp lý liên quan. Bản chính: 1 - Bản sao: 3
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình đê điều; các biện pháp khắc phục ảnh hưởng (Nếu hoạt động có thể làm giảm khả năng thoát lũ, tăng mực nước lũ thiết kế trên sông, ảnh hưởng đến dòng chảy khu vực lân cận, thượng lưu, hạ lưu, ảnh hưởng đến ổn định công trình đê điều thì phải có các tài liệu sau: khảo sát, tính toán mức độ ảnh hưởng; kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập về mức độ ảnh hưởng). Bản chính: 1 - Bản sao: 3
- Bản sao chứng thực (hoặc bản photo có bản gốc đối chiếu) quyết định phê duyệt dự án của Thủ tướng Chính phủ đối với hoạt động quy định tại điểm g khoản này. Bản chính: 1 - Bản sao: 3

Cơ quan thực hiện

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tỉnh Bắc Giang

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

1. Tuân thủ quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; quy hoạch đê điều; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng (nếu có) và các quy hoạch khác có liên quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về đê điều, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Văn bản chấp thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các hoạt động quy định tại các điểm a, b, c và h khoản 1 Điều 25 Luật Đê điều đối với đê cấp I, cấp II, cấp III và các hoạt động xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều đối với công trình ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Đê điều.
4. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, đồng bộ khả năng thoát lũ trên toàn tuyến sông và an toàn cho các công trình lân cận, hạ tầng kỹ thuật và hành lang bảo vệ các công trình đó.