Bước 1: Đối tượng thanh niên xung phong hoặc thân nhân của thanh niên xung phong (trường hợp thanh niên xung phong đã từ trần) thực hiện nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 09/2025/TT-BNV ngày 18/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về phân định thẩm quyền và phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2025/TT-BNV) cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
(i) Tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 09/2025/TT-BNV. Thành phần hội nghị gồm đại diện lãnh đạo cấp xã (Ủy ban nhân dân, Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu thanh niên xung phong hoặc Ban liên lạc Cựu thanh niên xung phong), Trưởng thôn có đối tượng thanh niên xung phong đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp;
(ii) Tổng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua Sở Nội vụ.
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
(i) Hoàn thành xét duyệt, thẩm định, tổng hợp, ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 09/2025/TT-BNV, kèm theo biểu tổng hợp danh sách thanh niên xung phong đề nghị hưởng chế độ trợ cấp lập theo Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 09/2025/TT-BNV;
Đối với trường hợp thanh niên xung phong không còn một trong các giấy tờ chứng minh quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 12 Thông tư số 09/2025/TT-BNV, tổng hợp, chuyển danh sách đối tượng đến Hội Cựu thanh niên xung phong cấp tỉnh để kiểm tra, xác nhận, tham gia ý kiến trước khi quyết định;
(ii) Tổ chức thực hiện việc chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng được hưởng theo quy định hiện hành;
(iii) Lưu giữ hồ sơ đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định.