Cấp giấy phép, gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm đối với cấp trung học phổ thông

Cách thức thực hiện

Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 15 Ngày làm việc 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Dịch vụ bưu chính 15 Ngày làm việc 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thành phần hồ sơ

Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:
Loại giấy tờ Bản chính Bản sao Mẫu đơn, tờ khai
+ Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã về thực hiện các quy định tại khoản 1, điều 6 quy định này; 1 0
+ Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm; 1 0
+ Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận theo quy định tại khoản 5, điều 8 quy định này; 1 0
+ Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm; 0 1
+ Giấy khám sức khỏe do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm; 1 0
+ Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm. 1 0
Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:
Loại giấy tờ Bản chính Bản sao Mẫu đơn, tờ khai
+ Tờ trình xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; 1 0
+ Danh sách trích ngang người đăng ký dạy thêm đảm bảo các yêu cầu tại điều 8 quy định này. 1 0
+ Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm; địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm; mức thu và phương án chi tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm. 1 0
Bao gồm
Loại giấy tờ Bản chính Bản sao Mẫu đơn, tờ khai
Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 0 0

Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
+ Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu điện đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long, địa chỉ: Số 12C, đường Hoàng Thái Hiếu, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Đối với trường hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, thì công chức viết giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trao cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần. Đối với trường hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, công chức tiếp nhận hồ sơ thông báo ngày trả kết quả qua điện thoại hoặc bằng văn bản gửi đường bưu điện cho người nộp biết. Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ gửi qua đường bưu điện phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ hoặc điện thoại thông báo cho người nộp biết bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ không quá 01 lần.
+ Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép hoặc gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm. Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép hoặc gia hạn giấy phép tổ chức dạy thêm học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông.
+ Bước 4: Nhận kết quả Cấp giấy phép, gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm thuộc chương trình trung học phổ thông theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu, cụ thể:
Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính người nhận phải trả lại giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả và ký vào sổ trả kết quả; Công chức kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận; Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian : Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, chiều 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết nghỉ).
Cơ quan thực hiện
Sở Giáo dục và Đào tạo - Tỉnh Vĩnh Long
Yêu cầu, điều kiện
Yêu cầu chung: + Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học. + Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa. + Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. + Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh. + Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.. Yêu cầu đối với người dạy thêm: + Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục. + Có đủ sức khỏe. + Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác. + Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc. +Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 điều này (đối với người dạy thêm ngoài nhà trường); được thủ trưởng cơ quan quản lý cho phép theo quy định tại điểm b, khoản 4, điều 4 quy định này (đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập). Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động DTHT: + Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng với giáo viên dạy thêm theo quy định tại khoản 1, điều 8 quy định này. + Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc. Yêu cầu về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Quyết định số1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế về vệ sinh trường học và Thông tư liên tịch số26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trong đó có các yêu cầu tối thiểu: + Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở. + Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh. + Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phòng học đảm bảo các yêu cầu tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011. + Bảng học được chống lóa; kích thước, màu sắc, cách treo bảng học đảm bảo các yêu cầu tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000. + Có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh.

Thủ tục hành chính liên quan