Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Cách thức thực hiện

Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp Giải quyết ngay Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT

Thành phần hồ sơ

Các trường hợp khác Ngoài việc xuất trình các loại giấy tờ nêu tại Điểm 1 nêu trên, tùy..
Loại giấy tờ Bản chính Bản sao Mẫu đơn, tờ khai
Trường hợp được chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế: Giấy chuyển tuyến theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BYT-BTC 1 0
Trường hợp đến khám lại theo yêu cầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT tuyến trên không qua nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu: Giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên hẹn người bệnh đến khám lại ghi trên Giấy ra viện hoặc Sổ khám bệnh) (bản chính). Mỗi giấy hẹn khám lại được sử dụng 01 lần theo thời gian ghi trên giấy hẹn 1 0
Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh khi đi công tác; làm việc lưu động; đi học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú (không phải trong tình trạng cấp cứu): được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT và phải xuất trình một trong các giấy tờ sau đây: giấy công tác, quyết định cử đi học, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú (bản chính hoặc bản sao) 0 1
Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo đúng nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi..
Loại giấy tờ Bản chính Bản sao Mẫu đơn, tờ khai
Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng (bản chính) 1 0
Xuất trình một trong các loại giấy tờ chứng minh về nhân thân có ảnh hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cấp như: Giấy Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Thẻ Đảng viên, Thẻ Công an nhân dân, Thẻ quân nhân,Thẻ đoàn viên công đoàn, Thẻ học sinh, Thẻ sinh viên, Thẻ cựu chiến binh, Giấy phép lái xe hoặc một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ khác 1 0
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT; trường hợp chưa được cấp thẻ BHYT thì xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha (mẹ) hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để thanh toán với cơ quan BHXH 1 0
Nếu là người đã hiến bộ phận cơ thể mà chưa có thẻ BHYT thì xuất trình Giấy ra viện của lần hiến tạng 1 0
Người tham gia BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 999/QĐ-BHXH ngày 24/9/2015 của BHXH Việt Nam); trên đó ghi đầy đủ các thông tin trên thẻ của người tham gia BHYT; thời hạn sử dụng trong 07 ngày kể từ ngày cấp. Giám đốc BHXH tỉnh hoặc giám đốc BHXH huyện ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 1 0
Xuất trình thêm Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm theo mẫu số 05/BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 1399/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam để được miễn phần cùng chi trả trong năm khi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến (nếu có) 1 0

Trình tự thực hiện

Cơ quan thực hiện
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Yêu cầu, điều kiện

Thủ tục hành chính liên quan