Giải quyết chế độ đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh

Cách thức thực hiện

Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 80 Ngày 80 ngày. Trong đó: - Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương: 15 ngày; - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa: 25 ngày; - Hội đồng Giám định y khoa: 40 ngày.

Thành phần hồ sơ

Bao gồm
Loại giấy tờ Bản chính Bản sao Mẫu đơn, tờ khai
Giấy chứng nhận bị thương (Mẫu TB1 Thông tư số 05) 1 0 Mẫu TB5.docx
Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương (quy định tại Điều 17, Thông tư 05) 1 0
Biên bản giám định thương tật (Mẫu TB2 Thông tư số 05) 1 0

Trình tự thực hiện

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức. a) Địa điểm tiếp nhận: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú. b) Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Lễ, Tết và ngày nghỉ theo quy định). c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: - Đối với cá nhân: Bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: + Hướng dẫn để cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định; + Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu cho cá nhân.
Bước 3. Xử lý hồ sơ của cá nhân, tổ chức. - Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương. Trường hợp bị thương trong chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước thì gửi kèm đơn đề nghị của cá nhân. - Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận bị thương và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người bị thương cư trú; - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và giới thiệu người bị thương ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh kèm bản sao giấy chứng nhận bị thương để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật; - Hội đồng GĐYK trong thời gian không quá 40 ngày, có thẩm quyền tổ chức khám giám định, xác định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, chuyển biên bản giám định y khoa đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã giới thiệu giám định. - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.
Bước 4. Trả kết quả: a) Địa điểm trả: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú. b) Thời gian trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Lễ, Tết và ngày nghỉ theo quy định).
Cơ quan thực hiện
Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
Yêu cầu, điều kiện
Không có thông tin

Thủ tục hành chính liên quan