Thủ tục xác nhận đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu bị thương

Cách thức thực hiện

Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 60 Ngày làm việc Lệ phí : 0 Đồng

60 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian giám định) cụ thể: 1. Cấp trung đoàn và tương đương trở lên, mỗi cấp: 10 ngày làm việc.; 2. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị: 10 ngày làm việc.; 3. Hội đồng Giám định y khoa: 10 ngày làm việc (không tính thời gian giám định y khoa).; 4. Tư lệnh hoặc Chính uỷ quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền): 10 ngày làm việc. Cách thức thực hiện: Cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp đến cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp

Thành phần hồ sơ

Bao gồm
Loại giấy tờ Bản chính Bản sao Mẫu đơn, tờ khai
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị thương và giải quyết chế độ (Mẫu TB5); 3 0 Mẫu TB5.doc
b) Giấy chứng nhận bị thương (Mẫu TB1); 3 0
c) Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương, gồm: - Giấy ra viện sau khi điều trị vết thương và một trong các giấy tờ sau: 3 0
+ Trường hợp bị thương quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/ NĐ-CP, Thủ trưởng cấp tiểu đoàn và tương đương báo cáo, Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên cấp giấy xác nhận. 3 0
+ Trường hợp bị thương quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/ NĐ-CP phải có quyết định đi làm nghĩa vụ quốc tế do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm 287 quyền cấp; giấy xác nhận trường hợp bị thương do Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên cấp (Mẫu XN1) 3 0
+ Trường hợp bị thương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/ NĐ-CP phải có một trong các giấy tờ sau: Kết luận của cơ quan điều tra; Trường hợp không xác định được đối tượng phạm tội phải có quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án; Trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn hoặc không xác định được nơi đối tượng cư trú phải có quyết định truy nã bị can; Trường hợp vụ án kéo dài phải có quyết định gia hạn điều tra; Trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết phải có một trong các giấy tờ sau: Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án. 3 0
+ Trường hợp bị thương quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/ NĐ-CP phải có biên bản xảy ra sự việc do cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý lập (Mẫu XN2) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập. 3 0
+ Trường hợp bị thương quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/ NĐ-CP phải có biên bản xảy ra sự việc của cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập lập (Mẫu XN2) kèm theo bản sao kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo có liên quan của cấp có thẩm quyền; quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh 3 0
+ Trường hợp bị thương quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/ NĐ-CP phải có giấy xác nhận trường hợp bị thương và giấy xác nhận làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên cấp (Mẫu XN1). 3 0
+ Trường hợp bị thương quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/ NĐ-CP phải có quyết định hoặc văn bản giao làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; biên bản xảy ra sự việc do Thủ trưởng đội (đoàn) tìm kiếm, quy tập lập. 3 0
- Trường hợp bị thương quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/ NĐ-CP thì việc cấp giấy chứng nhận bị thương căn cứ một trong các giấy tờ được xác lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có ghi nhận bị tù đày và vết thương thực thể, như: Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân hoặc hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. 3 0
- Trường hợp bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước thì việc cấp giấy chứng nhận bị thương phải căn cứ vào một trong các giấy tờ có ghi vết thương thực thể, cụ thể gồm: 3 0
+ Giấy tờ được cấp khi bị thương: Phiếu chuyển thương, chuyển viện; giấy ra viện; phiếu sức khỏe; sổ sức khỏe; giấy chứng nhận bị thương; bệnh án điều trị (bản sao); 3 0
+ Bản sao có chứng thực: Lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước; 3 0
+ Bản sao có chứng thực: Lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước; 3 0

Trình tự thực hiện

Cơ quan thực hiện
Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp
Yêu cầu, điều kiện

Thủ tục hành chính liên quan