Thủ tục cấp, gia hạn, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay

Cách thức thực hiện

Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 20 Ngày Lệ phí : 200.000 đ/tấn Đồng
(Phí kiểm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bay cho tàu bay (tính theo trọng tải cất cánh tối đa của từng loại tàu bay):)
20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Dịch vụ bưu chính 20 Ngày Lệ phí : 200.000 đ/tấn
(Phí kiểm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bay cho tàu bay (tính theo trọng tải cất cánh tối đa của từng loại tàu bay): )
20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Thành phần hồ sơ

Bao gồm
Loại giấy tờ Bản chính Bản sao Mẫu đơn, tờ khai
- Bản gốc đơn đề nghị cấp, gia hạn, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay theo mẫu và cách thức do Cục HKVN quy định tại Phần này. Ghi chú: việc công nhận hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay chỉ áp dụng đối với tàu bay mang đăng ký quốc tịch nước ngoài nhưng được Người khai thác bởi Người khai thác tàu bay Việt Nam dưới dạng thuê tàu bay có tổ bay. - Bản sao Giấy chứng nhận loại của tàu bay. - Bản sao giấy đăng ký quốc tịch tàu bay. - Bản sao các tài liệu theo quy định tại Điều 20.033, Điều 20.035 và Điều 20.037 của Phần 20 Bộ Quy chế an toàn hàng không (cụ thể ở dưới) tương ứng với tình hình khai thác và tình trạng cụ thể của loại tàu bay liên quan. - Đối với tàu bay đã qua sử dụng: xác nhận của Người khai thác tàu bay về việc hồ sơ tàu bay đã được kiểm tra và tàu bay ở trạng thái an toàn cho khai thác theo quy định. * HỒ SƠ BỔ SUNG ĐỐI VỚI TÀU BAY MỚI THUỘC KIỂU LOẠI ĐÃ ĐƯỢC KHAI THÁC TRƯỚC ĐÓ TẠI VIỆT NAM (a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu cho tàu bay, động cơ, cánh quạt, có các thông tin sau đây: (1) Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của quốc gia xuất khẩu áp dụng đối với tàu bay, tên gọi của Giấy chứng nhận, số Giấy chứng nhận và ngày bắt đầu có hiệu lực; (2) Các khác biệt về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của quốc gia xuất khẩu so với tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của Việt Nam. Các khác biệt này phải được nhà chức trách hàng không quốc gia xuất khẩu phê chuẩn và được Cục HKVN chấp nhận bằng văn bản; (3) Các điều kiện đặc biệt khác quy định bởi nhà chức trách hàng không quốc gia xuất khẩu tàu bay trước khi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu. (b) Danh mục chỉ lệnh đủ điều kiện bay áp dụng cho tàu bay gồm các nội dung sau đây: (1) Xác nhận việc đã thực hiện các chỉ lệnh đủ điều kiện bay; phương pháp thay thế trong trường hợp áp dụng các phương pháp thay thế tương đương theo hướng dẫn của nhà chế tạo nhằm tuân thủ các yêu cầu của chỉ lệnh đủ điều kiện bay; (2) Xác định chỉ lệnh đủ điều kiện bay phải được thực hiện theo chu kỳ lặp lại, thông tin về chu kỳ lặp lại và thời hạn thực hiện gần nhất. (c) Danh mục các thông báo kỹ thuật, bao gồm cả thông báo kỹ thuật có tính cảnh báo, đã được thực hiện trên tàu bay, động cơ, cánh quạt và thiết bị của tàu bay. (d) Danh mục cải tiến kỹ thuật đã được thực hiện trên tàu bay, bao gồm: (1) Cải tiến kỹ thuật thực hiện theo sự lựa chọn của Người khai thác; (2) Cải tiến kỹ thuật áp dụng cho thiết bị tàu bay. (e) Danh mục công việc đã thực hiện với các yêu cầu bắt buộc đối với các thiết bị vô tuyến, liên lạc của tàu bay. (f) Danh mục công việc đã thực hiện tuân thủ các khuyến cáo về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay do nhà chức trách hàng không xuất khẩu ban hành, nếu có. (g) Danh mục các hỏng hóc cần phải được khắc phục triệt để tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu. (h) Danh mục các thiết bị lắp trên tàu bay. (i) Báo cáo cân tàu bay gần nhất. (j) Báo cáo cân bằng và trọng tâm tàu bay. (k) Danh mục các thiết bị có thọ mệnh hoặc kiểm soát theo thời gian. (l) Hồ sơ của hệ thống la bàn và điều chỉnh la bàn. (m) Giấy chứng nhận tiếng ồn của tàu bay. (n) Giấy chứng nhận vô tuyến của tàu bay. * HỒ SƠ BỔ SUNG ĐỐI VỚI TÀU BAY MỚI THUỘC KIỂU LOẠI KHAI THÁC LẦN ĐẦU TẠI VIỆT NAM Hồ sơ bổ sung đối với tàu bay thuộc kiểu loại khai thác lần đầu tại Việt Nam phải bao gồm các tài liệu cần thiết để thực hiện việc cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận loại được quy định tại Điều 21.025 Bộ Quy chế an toàn hàng không Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận loại và Giấy chứng nhận loại hạn chế phải được thực hiện theo mẫu biểu và cách thức do Cục HKVN quy định và bao gồm: (1) Bản vẽ 3 hình chiếu của tàu bay và các thông số cơ bản ban đầu cùng với các đặc tính, giới hạn hoạt động đề xuất; (2) Bản vẽ tổng thể, mô tả các đặc tính thiết kế, đặc tính hoạt động và các giới hạn hoạt động đề xuất của động cơ hoặc cánh quạt đó; (3) Tài liệu sơ đồ mạch điện; (4) Tài liệu phân tích tải điện; (5) Báo cáo của Hội động rà soát chương trình bảo dưỡng (MRBR) của nhà chế tạo; (6) Tài liệu chương trình bảo dưỡng (MPD), bao gồm cả chương trình kiểm soát và phòng chống rỉ sét, chương trình bảo dưỡng cấu trúc tàu bay; (7) Danh mục thiết bị cất cánh tối thiểu chính (MMEL); (8) Giấy chứng nhận tiếng ồn; (9) Giấy chứng nhận vô tuyến; (10) Một bản sao của các tài liệu sau: (i) Tài liệu hướng dẫn khai thác bay (AFM); (ii) Tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng tàu bay (AMM); (iii) Tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng động cơ; (iv) Tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng cánh quạt; (v) Tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng động cơ phụ; (vi) Tài liệu tra cứu thiết bị lắp trên tàu bay (IPC); (vii) Tài liệu hướng dẫn tiêu chuẩn thực hành (Practical Standards); (viii) Tài liệu hướng dẫn sửa chữa cấu trúc tàu bay (SRM); (ix) Danh mục các cấu trúc khung sườn chính (SSI); (x) Tài liệu hướng dẫn quy trình xếp tải; (xi) Tài liệu hướng dẫn cân và cân bằng tàu bay; (xii) Tài liệu về kiểm tra không phá hủy (NDT). * HỒ SƠ BỔ SUNG ĐỐI VỚI TÀU BAY ĐÃ QUA SỬ DỤNG Ngoài việc cung cấp hồ sơ theo quy định tại Điều 20.033 hoặc Điều 20.035 áp dụng cho tàu bay, người làm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay phải cung cấp cho Cục HKVN các tài liệu liên quan đến toàn bộ quá trình khai thác trước đây của tàu bay, động cơ, cánh quạt và thiết bị lắp trên tàu bay, bao gồm: 1. Tổng số chu trình cất hạ cánh, tổng số giờ hoạt động và thời gian hoạt động theo lịch; 2. Chương trình bảo dưỡng tàu bay áp dụng cho công tác bảo dưỡng tàu bay trước đây, bao gồm cả các chu kỳ định kỳ trước đây và cho lần sắp tới. (a) Thời gian hoạt động và thời gian đến hạn của thiết bị tàu bay, động cơ, cánh quạt và các bộ phận có thọ mệnh tính từ khi sản xuất. (b) Thời gian hoạt động và thời gian đến hạn (của thiết bị tàu bay, động cơ, cánh quạt và các bộ phận của tàu bay, cần phải được bảo dưỡng lần đầu và theo các chu kỳ thời gian đã được nhà chức trách hàng không phê chuẩn, kể từ khi sản xuất và từ khi đại tu lần cuối. (c) Hồ sơ chi tiết về các thay thế đối với các bộ phận chính của tàu bay gồm động cơ, cánh quạt, động cơ phụ, càng, các thiết bị điều khiển bay, cấu trúc khung sườn như cánh, đuôi, cánh quay của trực thăng hoặc bộ phận truyền động và chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các bộ phận thay thế mới. (d) Hồ sơ tóm tắt của tất cả các hỏng hóc cấu trúc và nguyên nhân của hỏng hóc, bao gồm: số sơ đồ (hình chiếu thân, cánh, động cơ, cánh quạt); vị trí và kích thước; phân loại sửa chữa (sửa chữa lớn hay nhỏ); căn cứ phê chuẩn sửa chữa; mô tả sửa chữa (trạng thái vĩnh viễn, tạm thời, lặp đi lặp lại...); nếu lặp đi lặp lại thì phải nêu hạn tiếp theo; nếu tạm thời thì các giới hạn phải được nêu rõ ngày, giờ bay , số lần cất hạ cánh tại thời điểm thực hiện sửa chữa hoặc đánh giá hỏng hóc; số tham chiếu hồ sơ sửa chữa hoặc đánh giá. (e) Báo cáo chi tiết về kết quả của chuyến bay kiểm tra tiếp nhận tàu bay (nếu có). 1 0

Trình tự thực hiện

Cơ quan thực hiện
Cục Hàng không Việt Nam
Yêu cầu, điều kiện

Thủ tục hành chính liên quan