Quy trình thẩm định tài chính các chương trình, dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ

Cách thức thực hiện

Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 30 Ngày làm việc Lệ phí :
(+ Kinh phí phục vụ công tác thẩm định tại cơ quan quyết định đầu tư được chi trả từ nguồn kinh phí của cơ quan quyết định đầu tư; + Chi phí hành chính đối với tổ chức, chuyên gia đánh giá độc lập tại Bộ Tài chính được chi trả từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của Bộ Tài chính hoặc nguồn phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh do Bộ Tài chính thu theo quy định.)
+ Thời gian thẩm định tại Cơ quan quyết định đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016. + Thẩm định tại cơ quan cho vay lại: Người vay lại có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan cho vay lại để thẩm định. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan cho vay lại có văn bản thông báo cho người vay lại. Trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận thông báo, người vay lại có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo quy định. Trong trường hợp cần thiết, để kiểm tra tính chắc chắn, khả thi của các giả định sử dụng trong tính toán hiệu quả tài chính của dự án, Cơ quan cho vay lại có thể đề nghị cung cấp thêm tài liệu để xác nhận cơ sở đưa ra giả định hoặc xin ý kiến các cơ quan quản lý liên quan. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người vay lại, cơ quan cho vay lại thực hiện thẩm định và gửi báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ Tài chính.

Thành phần hồ sơ

Danh mục hồ sơ thẩm định để thẩm định tại cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan cho vay lại..
Loại giấy tờ Bản chính Bản sao Mẫu đơn, tờ khai
+ Văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ; 3 0
+ Văn kiện chương trình, dự án; 3 0
+ Quyết định phê duyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền; 0 3
+ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 03 năm liên tục gần nhất với năm thực hiện thẩm định năng lực tài chính của người vay lại (đối với doanh nghiệp/tổ chức kinh tế đang hoạt động); trường hợp người vay lại chưa đủ 3 năm hoạt động thì phải có văn bản cam kết của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ về đảm bảo trả nợ thay trong trường hợp người vay lại gặp khó khăn trong việc trả nợ. Trường hợp không có các bảo đảm này, người vay lại gửi bảo lãnh trách nhiệm trả nợ của một ngân hàng thương mại hoặc tài liệu chứng minh phương án bảo đảm khác để cơ quan thẩm định kiểm tra về tính khả thi và tính tuân thủ theo pháp luật hiện hành; 3 0
Trường hợp người vay lại là công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty. Trường hợp công ty con hạch toán độc lập vay vốn với sự bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty con, báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty; 0 0
+ Báo cáo về quan hệ tín dụng của người vay lại với các tổ chức cho vay đến thời điểm gần nhất với thời điểm thẩm định tài chính; bảng kê các hợp đồng tín dụng người vay lại đã ký và tình hình thực hiện vay, trả nợ đối với các hợp đồng tín dụng; các khoản bảo lãnh, bảo đảm cho bên thứ ba; 3 0
+ Hồ sơ về phương án bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006. 3 0
+ Phương án tài chính dựa trên cơ sở tham chiếu các điều kiện cho vay lại theo quy định tại Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 và các văn bản hướng dẫn thực hiện cho vay lại theo Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009. 3 0

Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Thẩm định tại cơ quan quyết định đầu tư.
+ Bước 2: Thẩm định tại cơ quan cho vay lại.
+ Bước 3: Thẩm tra tại Bộ Tài chính.
Cơ quan thực hiện
Bộ Tài chính
Yêu cầu, điều kiện
+ Các chương trình, dự án đầu tư vay lại toàn bộ hoặc một phần từ vốn vay nước ngoài của Chính phủ; + Các doanh nghiệp vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

Thủ tục hành chính liên quan